Tin tức

VẢI THUN KHÁNH DUY 135B Phạm Phú Thứ, Phường 11, Q Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

VẢI THUN KHÁNH DUY Hotline: 0908 294 910

VẢI THUN KHÁNH DUY Email: vaithunkhanhduy@gmail.com

Tin tức
BẢNG MÀU VẢI THUN COTTON 2 CHIỀU

BẢNG MÀU VẢI THUN COTTON 2 CHIỀU

1. Tại sao vải thun được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày? Vải thun là loại vải phổ biến trong đời sống hàng ngày, được dùng nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Có thể dễ dàng thấy vải thun ở những cửa hàng bán vải với chủng loại đa dạng, màu sắc cũng rất đa dạng, dễ sử dụng, có thể dùng để may đồng phục, may áo lớp, may các loại áo phông mặc hàng ngày. Có nhiều loại vải thun mà bạn có thể lựa chọn như vải thun 2 chiều, vải thun cotton, vải thun cá sấu, vải thun bambo… Nhưng vải thun 2 chiều cotton được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vải thun 2 chiều có độ co dãn vừa phải, có màu sắc đa dạng, dễ lựa chọn, có thể may làm áo phông đi chơi hoặc bộ quần áo ở nhà, cắt may rất đơn giản và tiện lợi. 2. Bảng màu vải thun cotton 2 chiều Vải thun cotton 2 chiều khá đa dạng về các loại màu, hiện nay có tới 52 màu khác nhau được sử dụng để may các loại áo quần. Số lượng màu khá lớn nên bạn có thể thoải mái chọn lựa cho mục đích của mình, hơn nữa khi dùng vải thun cotton để may áo mùa hè rất tốt, vì chất cotton thấm mồ hôi, không gây cảm giác bức bách khó chịu. Với các gam màu như 4, 24, 29, 36, 43 là các gam màu nóng, ngược lại những gam màu như 18, 25, 19, 26, 20, 26… là những gam màu lạnh. Vào mùa hè bạn có thể lựa chọn những gam màu lạnh để may áo phông, cảm giác khi nhìn vào sẽ rất mát mẻ, dễ chịu.

Đơn Hàng Đã Trở Lại Với Nhiều Doanh Nghiệp Dệt May

Đơn Hàng Đã Trở Lại Với Nhiều Doanh Nghiệp Dệt May

Đơn hàng đã trở lại với nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày Không chỉ ngành dệt may, mà một số doanh nghiệp da giày cũng đã nhận những tín hiệu tích cực hơn về tình hình đơn hàng. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tháng 8 ước đạt khoảng 3,8 tỷ USD, tương đương với tháng 7. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng trở lại từ mức đáy hơn 3 tỷ USD của tháng 5. Các đơn hàng cho quý IV cũng đã nhiều hơn trước. Cùng với đó, ngành da giày cũng dần phục hồi khi các doanh nghiệp đã ký được những đơn hàng mới. Sau nhiều tháng không có đơn hàng, mới đây 2 đơn hàng dệt may được Công ty may mặc Dony xuất khẩu thành công đi Trung Đông, Singapore và tiếp tục nhận được đơn đặt hàng mới. Doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược, không tập trung chủ yếu và thị trường truyền thống, mà đã mở rộng sản phẩm để khai thác nhiều thị trường. "Gần đây chúng tôi đã tìm thấy một thị trường mới ở rất sát chúng ta, đó là thị trường Đông Nam Á như Singapore, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Đây là những thị trường có biên độ cạnh tranh rất dữ dội nhưng vẫn có thể làm được và có cái thuận lợi về logistics. Chúng tôi vừa ký được một đơn hàng với thị trường Malaysia", ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may mặc Dony, cho biết. Đơn hàng đã trở lại với nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày - Ảnh 1. Trong 3 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng trở lại từ mức đáy hơn 3 tỷ USD của tháng 5. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư) Xuất khẩu của ngành dệt may tăng cho thấy sự linh hoạt, nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng mới và hướng đến sản xuất xanh. "Nếu chúng ta thực hiện tốt chuyển đổi xanh, thì sẽ đạt tiêu chuẩn để xâm nhập vào các thị trường, có đơn hàng. Thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị, hạ chi phí xuống thì chúng ta vẫn nâng cao năng lực cạnh tran", ông Phạm Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, nhận định. Không chỉ ngành dệt may, mà một số doanh nghiệp da giày cũng đã nhận những tín hiệu tích cực hơn về tình hình đơn hàng. Các doanh nghiệp Việt đã cơ cấu nội lực để tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. "Quý III, quý IV, doanh nghiệp đã tương đối đủ đơn hàng để sản xuất cũng như tạo được công ăn việc làm cho người lao động tương đối ổn định", ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định, cho hay. Các doanh nghiệp đang mong muốn gói kích cầu đầu tư nhanh chóng được triển khai để tiếp cận nguồn vốn, từ đó chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại. Cùng với những dự báo về sự phục hồi của thị trường truyền thống Âu - Mỹ, những thị trường ngách sẽ góp phần làm cho bức tranh xuất khẩu 2 quý cuối năm tươi sáng hơn.

Xuất Khẩu Dệt May Kỳ Vọng Cuối Năm

Xuất Khẩu Dệt May Kỳ Vọng Cuối Năm

Xuất khẩu dệt may kỳ vọng cuối năm Việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng Ngành dệt may với khoảng 7.000 doanh nghiệp (DN) và gần 3 triệu lao động, thuộc tốp 2 các ngành xuất khẩu trong nước và tốp 3 các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, dệt may cũng là một trong những nhóm hàng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khó khăn nhất trong 8 tháng vừa qua. Nhiều thách thức Theo thống kê của hải quan, hàng dệt may là 37/45 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2023 giảm, chỉ đạt 22,5 tỉ USD, giảm 3,8 tỉ USD (tương đương 14,4%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Mỹ giảm đến 22,4%; EU giảm 11,9%. Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), phân tích kim ngạch xuất khẩu và thị phần dệt may của Việt Nam suy giảm trong thời gian qua là do nhiều yếu tố vĩ mô lẫn vi mô tác động. Trong đó, sự ảm đạm của thị trường toàn cầu, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam bị sụt giảm, tỉ giá VNĐ/USD, lãi suất ngân hàng cao, chi phí logistics không được cải thiện... khiến hàng hóa Việt Nam trở nên kém cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu khác. Xuất khẩu dệt may kỳ vọng cuối năm - Ảnh 1. Ngành dệt may đang tích cực thay đổi và nỗ lực tìm kiếm đơn hàng trong những tháng cuối năm .Ảnh: TẤN THẠNH Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), chỉ ra rằng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn do lạm phát, bất ổn chính trị kìm hãm chi tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. "Thị trường EU là ví dụ. Tháng 7-2023, xuất khẩu hàng dệt may vào EU đạt 2,3 tỉ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ. Bước sang tháng 8 xuất khẩu giảm mạnh hơn, nhiều khả năng tháng 9 này sẽ tiếp tục giảm sâu. Nhiều nhãn hàng lớn như Decathlon, Nike, Adidas... đã giảm mạnh đơn hàng từ Việt Nam trong 8 tháng qua" - ông Giang nêu dẫn chứng. Ông Giang nói thêm bên cạnh các vấn đề kinh tế, DN dệt may Việt Nam còn đối diện thách thức lớn liên quan đến phát triển bền vững. Theo đó, cam kết của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đều đưa ra quan điểm về việc sử dụng xanh, tái chế; đây là những yêu cầu mà các nhãn hàng, nhà nhập khẩu đòi hỏi nhà sản xuất Việt phải đáp ứng. Đã có tín hiệu tích cực Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh TP HCM (VCCI TP HCM), cho biết mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ, tuy nhiên đã xuất hiện một số tín hiệu hồi phục và cơ hội phát triển. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 8-2023 đạt 3,4 tỉ USD cao nhất trong 11 tháng gần đây và là tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục với kim ngạch tháng 8-2023 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. "Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua, việc hai quốc gia nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng. Để tận dụng tốt các cơ hội này trong thời gian tới, ngành dệt may cần tập trung nâng cao năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm và tăng cường sự chủ động và sáng tạo hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu, mở rộng quan hệ đối tác, bạn hàng, thị trường..." - ông Liêm bày tỏ. Kỳ vọng về đơn hàng những tháng cuối năm 2023, bà Phạm Thị Xuân Trang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Bình Dương, dẫn báo cáo của một số DN trong hiệp hội cho thấy tháng 10 và tháng 11 đã bắt đầu có đơn hàng. "Tuy nhiên, số đơn hàng này chỉ đủ duy trì hoạt động của nhà máy và giữ chân người lao động. DN vẫn chưa tiếp cận được những khách hàng tiềm năng" - bà Trang cho hay. Theo bà Trang, trong bối cảnh khó khăn, tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN và người lao động như hỗ trợ DN tiếp cận vốn, khách hàng, cũng như hỗ trợ tiền nhà trọ, xây nhà ở xã hội cho công nhân. Bà Phan Thị Khánh Duyên, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh đã chủ động để tìm kiếm thêm các đơn hàng từ thị trường như Ấn Độ, EU, Trung Quốc, Trung Đông... để tăng đơn hàng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu của DN, tạo việc làm cho người lao động. "Từ quý III/2023, thị trường các đơn hàng đã dần quay trở lại và các DN tiếp tục duy trì các hoạt động cũng như tìm kiếm các công nghệ mới để hoàn thiện khâu sản xuất" - bà Duyên nói. Ông Nguyễn Thái Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, cũng cho hay trong bối cảnh khó khăn, nhà nước đã có nhiều sự hỗ trợ cho DN trong ngành như: tung các quỹ hỗ trợ cho người lao động (quỹ thất nghiệp, quỹ đào tạo việc làm hỗ trợ cho công nhân thất nghiệp, nhà máy đóng cửa...). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035". Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may và da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu. Thay đổi để phục hồi Trao đổi về giải pháp giúp DN giữ chân khách hàng, khôi phục đà tăng trưởng cho xuất khẩu dệt may, chủ tịch VITAS cho biết 3 yếu tố cốt lõi để DN có được đơn hàng là giá cạnh tranh, chất lượng ổn định và tiến độ giao hàng. Trước mắt, tiêu chuẩn "xanh" là điểm cộng để DN tiếp cận và giành thế chủ động trong thương thảo hợp đồng. Hiện tại, nhiều DN, tập đoàn lớn như May Việt Tiến, May 10, May Bảo Minh, Đồng Tiến... đều đã đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu mới. Tuy nhiên, các DN quy mô nhỏ, tài chính hạn chế sẽ khó có cơ hội chuyển đổi. "Có 3 vấn đề cốt lõi DN cần tập trung thực hiện. Một là, phải tìm giải pháp giữ chân người lao động, đặt biệt là lực lượng lao động nòng cốt thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Hai là, tạm thời chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ không phải thế mạnh, không có lãi để giữ việc làm cho người lao động, xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài với khách hàng; khai thác thị trường mới, quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Ba là, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của DN" - ông Giang khuyến nghị.

Zalo
Hotline